Những Biểu Hiện Điển Hình Của Bệnh Cao Huyết Áp

Menu
Background

Báo Chí

Những Biểu Hiện Điển Hình Của Bệnh Cao Huyết Áp

Hiện nay, trong thời buổi xã hội phát triển thì gần như các bệnh lý đang dần trẻ hóa theo cuộc sống hiện đại và hối hả. Điển hình như là bệnh cao huyết áp. Đây là loại bệnh lý trước đây chỉ xảy ra ở người già và người trung niên, nhưng dần dần người ở nhưng độ tuổi trẻ đang có xu hướng bị cao huyết áp vì một lý do nào đó. Ngày hôm nay, hãy cùng Hợp Lực Medical cùng tìm hiểu xem bệnh cao huyết áp là gì? và cách phát hiện - phòng ngừa như thế nào cho hiệu quả nhé!

CAO HUYẾT ÁP LÀ GÌ?

Cao huyết áp hay còn được gọi với tên khác đó là tăng huyết áp. Đây là một loại bệnh lý khá phổ biến khi mà áp lực máu tác động lên thành mạch máu quá cao. Nếu mức huyết áp tăng cao trong một thời gian dài, sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe về sau hoặc thậm chí có thể gây ra tử vong khi bị xơ vữa động mạch và gây ra nhồi máu cơ tim (đột quỵ) 

HUYẾT ÁP BAO NHIÊU LÀ CAO?

Huyết áp cao đó chính là tình trạng máu lưu thông trong thành mạch với một áp lực cao và trong thời gian dài. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây tổn thương tim, nguy hiểm nhất đó chính là đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng về sau rất nhiều nếu không chữa trị kịp thời.

Huyết áp cao có các loại như sau: 

  • Cao huyết áp tự phát (không có nguyên nhân gây bệnh).
  • Cao huyết áp thứ phát (do các bệnh tim mạch, thận… gây ra).  
  • Cao huyết áp tâm thu. 
  • Cao huyết áp thai kỳ (tiền sản giật). 

Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) đưa ra vào năm 2018

Huyết áp tối ưu Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg
Huyết áp bình thường Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg
Tăng huyết áp độ 1 Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg
Tăng huyết áp độ 2 Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg
Tăng huyết áp độ 3 Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg

 

CÁC TRIỆU CHỨNG CAO HUYẾT ÁP ĐIỂN HÌNH CẦN LƯU Ý

Thường thì huyết áp tăng lên mà không cần phải có một triệu chứng cụ thể nào cả. Đối với một số người thì lại có biểu hiện nhưng không rõ ràng cho lắm. Từ đó, với nhưng biểu hiện không rõ ràng và cho đến khi trở nặng thì mới biểu hiện ra các triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Một số triệu chứng điển hình khi nghi ngờ bệnh tăng huyết áp: 

  1. Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng. 
  2. Thở nông.
  3. Chảy máu mũi.
  4. Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
  5. Mắt nhìn mờ.
  6. Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
  7. Tiêu ra máu.
  8. Mất ngủ.

CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA BỆNH CAO HUYẾT ÁP 

Phần lớn, bệnh lý cao huyết áp ở người trường thành thường không có căn nguyên của nó. Chỉ có một số người mắc bệnh do các nguyên nhân sau: 

  • Tuổi càng lớn, khả năng bị tăng huyết áp càng cao. 
  • Cân nặng (thường ở người béo phí). 
  • Ăn quá mặn (vì muối hấp thụ nước vào máu).
  • Chế độ ăn hằng ngày quá giàu chất béo, nhất là chất béo bão hòa (gây ra tăng cholesteron gây ra hẹp động mạch và xơ vữa động mạch).
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người bị tăng huyết áp thì khả năng bạn cũng có thể bị xảy ra tăng huyết áp. 
  • Giới tính: đàn ông trên 45 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh cao huyết áp với tỉ lệ cao hơn phụ nữ, đối với phụ nữ sẽ có nguy cơ bị sau khi mãn kinh.
  • Lười vận động, không tập thể dục thể thao. 
  • Uống nhiều bia rượu. 
  • Mắc các bệnh mạn tính như là đái tháo đường, tim mạch, ....
  • Bệnh thận cấp tính hoặc mạn tính, hẹp động mạch thân, uy tủy thượng thận. 
  • Hội chứng Cushing.
  • Hội chứng Conn – cường Aldosteron tiên phát. 
  • Căng thẳng tâm lý.
  • Huyết áp cao do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc cảm, kháng viêm Non-steroid, corticoid. 
  • Nhiễm độc thai nghén.

CAO HUYẾT ÁP CŨNG XẢY RA Ở NGƯỜI TRẺ

Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây ra các bệnh làm nguy hiểm đến tính mạng của con người như: tai biến mạch mãu não, ngồi máu cơ tim, suy thận, suy tim, .... làm cho con người mất đi khả năng vận động và lao động. Đây cũng là một trong những căn bệnh có tỷ lệ gây tử vong cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

<hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp đúng cách tại nhà>

Theo như thống kê của Hội Tim Mạch Việt Nam, hiện đang có 25% người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch. Điều quan trọng nhất, trong những năm trở lại đây thì bệnh cao huyết áp đang trẻ hóa dần, trong đó có rất người người đang còn ở độ tuổi lao động. 

Với thống kê như sau: 

  • Có đến 51,6% người bệnh cao huyết áp nhưng không biết mình mắc bệnh
  • 38,9% bệnh nhân đã biết mình bị cao huyết áp nhưng chưa điều trị
  • 63,7% người bị tăng huyết áp được điều trị, nhưng chưa đạt được huyết áp mục tiêu dưới 140/90 mmHg.

CHẨN ĐOÁN -  PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP

1/ THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN

Nếu bạn đang có những biểu hiện chưa rõ ràng nhưng vẫn thuộc dạng nghi ngờ bệnh cao huyết áp thì hãy đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Đồng nghĩa với việc nếu phát hiện ở thời gian ban đầu, bệnh sẽ được kiểm soát và thuyên giảm nhờ thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hằng ngày. 

KHÁM LÂM SÀNG: Dựa vào khai báo các biểu hiện của người bệnh thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán và khảo sát các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh, đo bằng máy đo huyết áp. 

KHÁM CẬN LÂM SÀNG: Các y bác sĩ sẽ cho người bệnh xét nghiệm nước tiểu, đo điện tâm đồ, chụp CT, chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị. 

Một số lưu ý trước khi kiểm tra huyết áp mà bạn cần nhớ:

  • Không uống cà phê, hút thuốc khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp.
  • Nên đi vệ sinh trước khi đo huyết áp. 
  • Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra.

2/ CÁCH THỨC ĐIỀU TRỊ

Dùng thuốc

Đối với các trường hợp bệnh tiến triển nặng, các bác sĩ sẽ cho dùng một số loại thuốc để hạ huyết áp 

  • Thuốc giãn mạch.
  • Thuốc lợi tiểu. 
  • Thuốc ức chế Beta.
  • Thuốc ức chế hấp thụ canxi.
  • Các chất ức chế men chuyển ACE.

Điều chỉnh và thay đổi lối sống lành mạnh

 

  • Tăng cường hoạt động thể chất như đi bộ, thể dục thể thao nói chung trong khoản 30-60 phút/ngày.
  • Ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung nhiều ra quả tăng hàm lượng chất xơ và giảm bớt các chất béo bão hòa. Cố gắng giữ cho khối cơ thể (BMI) từ 18.5 đến 22.9.
  • Nếu đang ở tình trạng béo phí thì hãy tập luyện tích cực để có thể giảm cân tốt nhất.
  • Khuyến khích ăn gạo lứt, rau xanh, quả chín. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.
  • Hạn chế ăn các món mặn và các món chế biến sẵn cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, .....

Xem Thêm: >> Đo Huyết Áp Tay Nào Chính Xác Nhất? <<