Nguy cơ thuyên tắc huyết khối (VTE) trên sản phụ

Menu
Background

Tin Hợp Lực

Nguy cơ thuyên tắc huyết khối (VTE) trên sản phụ

Nguy cơ thuyên tắc huyết khối (VTE) trên sản phụ

1.   Mang thai và nguy cơ huyết khối

Bạn có biết việc mang thai làm cho bạn tăng nguy cơ bị huyết khối?

Bạn hay người quen của bạn đang mang thai? Nếu vậy, hãy dành một phút để tìm hiểu thêm về điều kiện nguy hiểm tiềm ẩn có thể xuất hiện trong suốt quá trình mang thai – huyết khối. Phụ nữ  mang thai có nguy cơ mắc bệnh gấp 5 lần phụ nữ bình thường, và nguy cơ diễn tiến sáu tuần sau khi sinh.2

Huyết khối thường hình thành ở tĩnh mạch sâu bên chân trái.

Những huyết khối này (cục máu đông) - còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) – có thể bứt ra một phần tự do và đi vào dòng tuần hoàn, bám vào thành mạch cản trở lưu thông máu, nguy hiểm nhất là thuyên chuyển qua tim đến gây tắc động mạch phổi (P.E). Bởi vì các cục máu đông ngăn chặn hoặc hạn chế lưu lượng máu bình thường, chúng có thể đe dọa đến tính mạng hoặc có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.4

Khi cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở, có nhiều thay đổi xảy ra làm tăng khả năng đông máu, bao gồm:

  • Sự tăng đông tăng cao – nhiều yếu tố tăng đông được tạo ra để hạn chế sự mất máu trong quá trình mang thai và sinh nở. 3
  • Tuần hoàn máu chậm hơn – Tốc độ tuần hoàn máu thay đổi khi mang thai. Điều này, cùng với sự chèn ép ngày càng caobởi tử cung lớn dần, làm chậm dòng chảy của máu. 3
  • Tổn thương tĩnh mạch - tại thời điểm sinh con, sư co thắt mạnh khi sinh tác động mạnh lên tĩnh mạch ở khung chậu, cáctổn thương nhỏ có thể xảy ra đối với các tĩnh mạch, dẫn đến tăng nguy cơ phát triển cục máu đông. 3

Huyết khối không phải khi nào cũng có dấu hiệu lâm sàng

Đó là lý do về tầm quan trọng của việc cần hiểu mối nguy cơ đối với bản thân bạn. Một số dấu hiệu lâm sàng có thể gồm:4

  • Đau hoặc sưng ở 1 chân, đặc biệt là ở bắp chân hoặc đùi
  • Da bị đỏ hoặc ấm tại 1 chỗ trên chân
  • Nếu cục máu đông đến phổi, có thể làm xuất hiện khó thở hoặc đau ngực

Hầu hết các cục máu đông ở chân có thể được phát hiện nhanh chóng và không đau bằng siêu âm để kiểm tra dòng chảy của máu qua tĩnh mạch. Nếu cục máu đông đã bóc tách ra từ các tĩnh mạch và tắc nghẽn tại phổi, có thể cần phải chụp CT.4 Nếu bạn có thở ngắn, khó thở hoặc các triệu chứng khác, điều quan trọng nhất là phải tìm đến trung tâm chăm sóc y tế ngay lập tức.

Bác sĩ của bạn có thể giúp bảo vệ bạn.

Luôn luôn nói chuyện với Bác sĩ về nguy cơ cá nhân của bạn và điều kiện có thể làm cho bạn dễ bị đông máu trong khi mang thai. Nếu bạn được chẩn đoán với một cục máu đông, điều trị thường bắt đầu với chất làm loãng máu để giữ cho các cục máu đông không lớn hơn và làm giảm nguy cơ một cục máu đông di chuyển đến phổi.4

2.   Tôi có nguy cơ mắc bệnh không?

Phụ nữ  mang thai có nguy cơ mắc bệnh gấp 5 lần phụ nữ bình thường.2

Cứ 1 ngàn phụ nữ thì lại có 1 người có nguy cơ bị đe dọa tính mạng do huyết khối tiến triển tiềm ẩn trong suốt thời kì mang thai.1 Nói chuyện Bác sĩ về nguy cơ cá nhân của bạn và biện pháp phòng ngừa thích hợp trong và sau khi sinh.

  • Nguy cơ huyết khối trong khi mang thai gia tăng thêm nếu bạn: 1
  • Có kế hoạch phẫu thuật như mổ lấy thai 6
  • Có một khuynh hướng di truyền về bệnh huyết khối 6
  • Có một người thân hay gia đình có bệnh huyết khối hoặc rối loạn máu 6
  • Trên 35 tuổi
  • Thừa cân
  • Phải nghỉ trên giường kéo dài hoặc hạn chế đi lại tối đa 6
  • Cao huyết áp
  • Có tiền sản giật
  • Hút thuốc lá
  • Bị giãn tĩnh mạch 6
  • Là người Mỹ gốc Phi

3.   Nói chuyện với Bác sĩ của bạn

Tin vui – Bạn có thể được giúp đỡ để từng bước ngăn chặn huyết khối.4

Dành cho hầu hết phụ nữ, nguy cơ huyết khối được hiểu và quản lý tốt bởi bác sĩ của bạn. Việc hiểu về nguy cơ và có hành động dự phòng phù hợp có thể giúp ngăn chăn huyết khối trong suốt thai kỳ từ lúc bắt đầu mang thai khỏi rủi ro nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc đời và sức khỏe của bạn.

Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khẳng định về tính phổ biến và mức độ nghiêm trọng của vấn đề này đảm bảo cần được xem xét đặc biệt về quản lý và điều trị. Một số kiến nghị của hiệp hội ACOG, khi thích hợp, bao gồm*:

  • Thuốc: điều trị dự phòng bằng thuốc chống đông máu - còn được gọi là chất làm loãng máu, có thể cung cấp cho những phụ nữ đã có một cục máu cấp tính trong khi mang thai, có tiền sử huyết khối hoặc có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn như những người có rối loạn máu di truyền. 5
  • Áp lực cơ họccác sản phẩm áp lực cơ học được khuyến cáo để giảm nguy cơ huyết khối cho phụ nữ phải mổ bắt con nhưng chưa được dự phòng huyết khối. Những sản phẩm này được đeo lên chân, nén hơi thổi phồng và xả nén để gia tăng lưu thông máu như máy Áp lực cơ học SCD, Vớ y khoa TED. Các bệnh viện cũng sử dụng những thiết bị này cho các ca mổ lớn khác. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng bao lâu - thường là trong suốt thời gian phẫu thuật và vài ngày sau đó, cho đến khi bạn hoạt động trở lại. 5

Nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm hiểu nhiều hơn về những phương pháp điều trị và dự phòng khác.

Tin vui nhất – Bác sĩ có thể giúp bảo vệ bạn.

Hãy nhớ phải hỏi thăm bác sĩ ngay khi mới mang thai, và trước khi sinh. Điều quan trọng nhất là phải trao đổi về:

  1. Những yếu tố nguy cơ của bạn
  2. Lịch sử gia đình của bạn, đặc biệt là nếu bạn có tiền sử rối loạn đông máu
  3. Những biện pháp phòng ngừa thích hợp với bạn trong và sau khi sinh

* Đây chỉ là một phần trong sách khuyến nghị thực hành # 123 từ ACOG  và không có ý định đưa ra một biện pháp hay phương thức điều trị độc quyền.

Làm bảng câu hỏi nhanh

50% cơ hội đó là một bé trai, nhưng nguy cơ huyết khối ở phụ nữ mang thai cao gấp 5 lần so với phụ nữ không mang thai.2 Hãy hoàn tất bảng đánh giá nguy cơ (bảng câu hỏi nhanh) và gởi cho bác sĩ của bạn.

4.   Hãy hành động

Chăn sóc gia đình của bạn bằng cách chăm sóc cho chính bản thân bạn trước.

Có rất nhiều thứ cần để quan tâm khi bạn đang chuẩn bị cho kế hoạch sinh nở của mình, nhưng đừng quên nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ cá nhân của bạn về bệnh huyết khối. Hãy nhớ rằng, trong nhiều trường hợp, cần thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa cục máu đông. 4

Truyền bá thông điệp – Giáo dục cộng đồng.

Chiến dịch Một trong 1,000 được thực hiện nhằm nâng cao sự nhận thức xung quanh sự tăng cao nguy cơ huyết khối trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là trong và sau mổ bắt con và cả trong thời gian sau khi sinh.

Chiến dịch này trao quyền cho phụ nữ hành động chống lại bệnh huyết khối, bao gồm trao đổi với bác sĩ về nguy cơ của bản thân và có hành động phòng ngừa thích hợp.

Làm cam kết

Cứ 1.000 sản phụ lại có Một người có nguy cơ cao về bệnh huyết khối có thể đe dọa đến tính mạng trong suốt thời gian mang thai.1 Bằng cách hiểu được nguy cơ của cá nhân, bác sĩ sẽ có các biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe của bạn hoặc sức khỏe của một người bạn thân yêu. Làm cam kết để khẳng định rằng bạn sẽ trao đổi với bác sĩ của mình về nguy cơ huyết khối của cá nhân bạn. Giúp bảo vệ bạn và gia đình bạn.

Tôi không là …Một trong 1,000

Tôi hiểu tầm quan trọng của việc biết về nguy cơ huyết khối cá nhân của mình trong suốt quá trình mang thai. Tôi cam kết sẽ trao đổi với bác sĩ về nguy cơ của mình và/ hoặc nói với một người thân yêu để họ trao đổi với trung tâm y tế đáng tin cậy.

Y tế Hợp Lực