
Báo Chí
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Thở Khí Dung
Xông khí dung là một phương pháp điều trị tại chỗ khá là dễ dàng cho các bệnh lý đường hô hấp bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp. Máy xông sẽ chuyển thuốc thành dạng sương mù giúp thuốc có thể đọng lại trên niêm mạc đường hô hấp. Thuốc sẽ thấm sâu vào phế quản cho hiệu quả điều trị nhanh và giảm tối đa phản ứng phụ do thuốc gây nên.
Chúng ta hay cùng tìm hiểu xem Khí dung là gì? và các lưu ý cũng như là cách sử dụng máy xông khí dung ra sao nhé!
KHÍ DUNG LÀ GÌ?
Thường thì khí dung sẽ được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính và một số bệnh đường hô hấp khác. Các nhóm chế phẩm thường dùng để khi dung bao gồm:
- Thuốc nhóm corticoid.
- Thuốc giãn phế quản.
- Các khánh sinh, long đờm.
- Nước muối sinh lý 0.9%
Máy xông khí dung là một thiết bị chuyên dụng dùng để chuyển thuốc dạng dung dịch thành hạt sương nhỏ đẻ dễ dàng đi sâu vào đường hô hấp dưới và sẽ lắng đọng tại đó. Máy hoàn toàn phù hợp với trẻ nhỏ, người già, và bệnh nhân nặng không thể giữ bình xịt hoặc hít sau đúng kỹ thuật.
Vậy, khi sử dụng máy thở khí dung thường xuyên thì có nên hay không? Rõ ràng không ai có thể phủ nhận việc cải thiện bệnh lý hô hấp từ máy thở khí dung rõ rệt. Nhờ vào sản phẩm máy thở khí dung này, nhiều trẻ đã không cần phải dùng thuốc uống, hạn chế các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Tuy nhiên nếu dùng cách sử dụng máy thở khí dung sai cách, người sử dụng hoàn toàn có thể dẫn tới khí dung quá nhiều và phụ thuộc thuốc, gây tổn hại lâu dài cho phổi do phần thuốc lắng đọng trong phổi.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY THỞ KHÍ DUNG
Khi sử dụng máy thở khí dung cần lưu ý các điều sau:
- Khám và sử dụng thuốc khí dung đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Không được tự ý dùng thuốc xông. Nếu sử dụng không đúng, không những không hết bệnh mà còn làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn và ảnh hưởng để sức khỏe.
- Tuân thủ nghiêm cách dùng máy xông khí dung và cách pha thuốc cho hợp lý. Nếu pha không đúng liều lượng thì các hạt phun sương không đúng kích thuốc và không tác dụng vào bên trong hoặc bám vào thành họng.
- Nếu có các phản ứng như chóng mặt, bồn chồn thì ngừng xông trong khoảng 5 phút. Sau khi tiếp tục xông, người bệnh cần thở chậm hơn. Nếu tình trạng này vẫn bị thì những lần xông tiếp theo cần phải thông báo với bác sĩ để có thể điều lượng thuốc hoặc thay thế thuốc nhé.
- Khi xông khí dung cần phải đảm bảo vệ sinh, sủ dụng các loại dây, mặt nạ riêng và rửa bằng dung dịch sát trùng sau mỗi lần xông và trước khi xông.
- Sau một thời gian sử dụng máy thở khí dung ta sẽ tiến hành vệ sinh kỹ lưỡng, rửa sạch và lau khô mặt nạ và ổng thở miệng. Cốc đựng thuốc cũng cần vệ sinh sạch sẽ và bỏ thuốc dư thừa đi. Sau đó sẽ đem phơi dụng cụ tại nơi thoáng mát. Màng lọc của máy nén khí cũng phải được thany mới (thường là 6 tháng 1 lần).
- Lưu ý, các loại khí dung sẽ có một số loại không dùng được cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ vì có thể gây ức chế hô hấp. Không được lạm dụng bừa bãi sẽ gây nghiện và giảm khướu giác.
CÁCH SỬ DỤNG MÁY THỞ KHÍ DUNG
Bước 1: Đặt máy xông khí dung lên bề mặt phẳng và vững. Lắp ráp các bộ phận và nối máy với nguồn điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ rồi sau đó dùng ống sạch lấy thuốc và cho vào cốc đựng thuốc. Lưu ý: lượng dịch trong buồng thuốc không được ít hơn 2,5ml; Trường hợp không đạt ngưỡng này cần bổ dung nước muối sinh lý 0.9% cho đến khi đạt ngưỡng.
Bước 3: Tiến hành đậy nắp cốc thuốc. Sau đó, phần trên cốc thuốc sẽ gắn với mặt nạ hoặc ống thở miệng. Phần dưới của cốc cùng ống dẫn khí gắn với máy nén khí. Sau khi đã hoàn thành hết và dúng quy trình, hãy bật máy xem có sương phun ra hay không?
Bước 4: Người bệnh ngồi thẳng để phổi được giãn để cho kết quả điều trị tốt. Trường hợp người bệnh dùng mặt nạ thì chỉnh dây thắt và tư thế đeo cho vừa mặt. Trẻ đủ lớn khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường.Trẻ nhỏ bế ở tư thế ngồi thẳng rồi yêu cầu người bệnh thở sâu và chậm qua miệng để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp.
Bước 5: Dùng máy thở khí dung tối đa từ 5 - 15 phút. Trong khi khí dung, thuốc có thể bám vào thành cốc đựng thuốc, gõ hoặc lắc nhẹ cốc cho các giọt này rơi xuống. Khi không còn thấy sương phun ra nữa và máy phát ra âm thanh phù phù thì tắt máy.