DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

Menu
Background

Tin Hợp Lực

DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

Bạn có mắc phải một trong các dấu hiệu sau không?

  • Mỏi chân, nặng chân, đau bắp chân
  • Hay bị chuột rút, nhất là vào ban đêm
  • Cảm giác bị kiến bò, nóng chân và ngứa chân
  • Có những đường mạch máu nhỏ mạng nhện hay những đường gân xanh nổi dưới da

Những dấu hiệu trên tăng lên khi ngồi lâu - đứng nhiều - vận động quá mức, giảm dần nếu nằm và gác chân lên cao.

Chúng là những triệu chứng ban đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Nếu không phòng chống sẽ dẫn đến các biến chứng sau:

Đâu là nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

Suy giãn tĩnh mạch do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, thông thường là:

  • Thành mạch bị suy yếu và các van tĩnh mạch bị tổn thương
  • Sự thiếu vận động làm cho máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch và trở về tim khó khăn

Đây là những điều kiện cơ bản để huyết khối hình thành trong tĩnh mạch nông - sâu, nhất là sau van tĩnh mạch. Nếu kéo dài, huyết khối sẽ lớn dần và tĩnh mạch sẽ bị suy giãn nặng hơn. Nguy hiểm nhất là huyết khối bứt ra, tuần hoàn về tim, gây tắc nghẽn động mạch phổi và có thể dẫn đến tử vong.

Bạn có thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao?

  • Nữ bị nhiều hơn nam do bệnh lý có liên quan đến tác động của nội tiết tố.
  • Người thân có tiền sử bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
  • Phụ nữ có thai, sau khi sinh, hoặc dùng thuốc ngừa thai.
  • Người làm nghề đứng nhiều: giáo viên, nhân viên bán hàng, y bác sĩ gây mê - phẫu thuật,...
  • Người bị bệnh béo phì, bệnh tim mạch.
  • Bệnh nhân trải qua các cuộc mổ lớn, kéo dài như: mổ đẻ, mổ chấn thương - chỉnh hình, mổ niệu,...
  • Người phải nằm bất động lâu sau khi bị tai biến mạch máu não, bó bột,...

Các phương pháp điều trị

Có 5 phương pháp điều trị chính nhằm kiểm soát hay chặn đứng sự trào ngược, loại bỏ trào ngược từ các tĩnh mạch nhánh và từ các mạch nối, cuối cùng là ngăn ngừa sự tràn ngập mô kẽ do dịch thấm ra từ các vi quản.

Phòng ngừa: Phương pháp này nhằm chặn đứng sự trào ngược và làm cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn. Bao gồm: Để chân cao khi nằm nghỉ, tập cơ mạnh hơn, tránh đứng hay ngồi lâu, mang vớ thun hay quấn chân bằng băng thun, sửa lại vị trí bàn chân đối với các dị tật, tránh béo phì, tập hít thở sâu, ăn chế độ có nhiều chất xơ để tránh táo bón v.v…

Vớ Y khoa nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức.

Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch như Daflon, Rutin C, Veinamitol v.v… nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch. Một số thầy thuốc chuyên khoa còn áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.

Phẫu thuật với hai phương pháp chính: Lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn gọi là phương pháp Stripping bằng một dụng cụ chuyên dùng cho phép rút các tĩnh mạch như chúng ta làm lòng gà và phương pháp Chivas lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên, đây là phương pháp điều trị khá triệt để có tỷ lệ tái phát thấp nhất. Ngoài ra, hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp làm lạnh với Nitơ lỏng âm 90oC để làm nghẹt lòng tĩnh mạch qua một ống thông trong lòng tĩnh mạch, tuy nhiên phương pháp này cho tỷ lệ tái phát khá cao đến 30% các trường hợp.

Phương pháp đơn giản, an toàn, kinh tế, mang lại hiệu quả điều trị cao là dùng vớ y khoa!

Vớ T.E.D.™ - Chứng nhận

Vớ T.E.D.™ của hãng Kendall - Tyco Healthcare (COVIDIEN) là thương hiệu vớ y khoa nổi tiếng của Mỹ, sản phẩm duy nhất được nguyên cứu - chứng nhận lâm sàng trên 14.000 bệnh nhân về ngăn ngừa và giảm nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) đến hơn 50%. Đã được Cơ quan Quản lý thuốc và dược phẩm của Mỹ (FDA) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng*. Vớ T.E.D.™ là sự lựa chọn tốt nhất cho những người có nguy cơ hoặc bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cấp độ nhẹ (suy giãn mức 1-2).

* Trích một số tài liệu nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả khi sử dụng vớ T.E.D.™

- “Tăng tốc độ dòng chảy (138.4%)” - Dr. Sigel 1975, Bunko 1999

- “Phòng ngừa sự giãn nở tĩnh mạch” - Dr.Coleridge Smith 1991

- “Máu ứ đọng phía sau van được đẩy đi hết – không tồn đọng” - Dr. Lewis 1976

* Vớ T.E.D.™ đạt các chứng nhận quốc tế:

Đặc tính Vớ Y khoa T.E.D.™

Độ an toàn tuyệt đối

Áp lực chuẩn:

Vớ T.E.D.™ tạo ra áp lực phân đoạn chính xác tại từng khu vực trên chân (vùng mắt cá chân 18mmHg, vùng bắp chân 14mmHg, vùng kheo 8mmHg, vùng đùi thấp 10mmHg và vùng đùi cao 8mmHg). Điều này, đảm bảo dòng máu lưu thông hoàn hảo nhất tại các vùng, nhất là vùng kheo, giúp tăng tốc độ dòng máu tuần hoàn về tim lên đến 138,4% *.

Chất liệu sợi vớ T.E.D.™:

Sợi vớ làm từ chất liệu đặc biệt, 100% không có chất cao su nên không gây ngứa và không kích ứng da; vớ mỏng mịn nên thông thoáng, không hầm hơi, cho phép sử dụng suốt ngày.

Cách đan sợi vớ:

Sợi vớ được đan theo vòng tròn khép kín với kỹ thuật đan sợi đặc biệt, giúp tạo áp lực một chiều hướng tâm, đảm bảo tạo ra áp lực chuẩn tại các vị trí khác nhau, giúp dễ dàng định vị và cố định vớ tốt hơn.

Hiệu quả điều trị cao

- Vớ T.E.D.™ tạo ra áp lực phân đoạn chính xác tại từng khu vực trên chân theo chiều hướng tâm, giúp tăng tốc độ vận chuyển máu từ chân trở về tim, tránh ứ trệ máu. Do đó làm giảm hẳn các triệu chứng do huyết khối hoặc suy giãn tĩnh mạch chi dưới gây ra.

- Chỉ duy nhất vớ T.E.D.™ đã được nguyên cứu - chứng nhận lâm sàng trên 14.000 bệnh nhân về ngăn ngừa và giảm nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc động mạch phổi (PE) đến hơn 50%.

Chỉ định:

Vớ Y khoa T.E.D.™ dùng cho bệnh nhân có nguy cơ hoặc bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cấp độ nhẹ (suy giãn mức 1-2) do sự ngưng trệ lưu thông máu (ngồi lâu, đứng nhiều, hạn chế vận động) hoặc bị tổn thương thành mạch do chấn thương hay do phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ.

Chống chỉ định:

Không dùng vớ với người có tổn thương tại chân (viêm da, hoại tử, ghép/nạo da, buộc/thắt tĩnh mạch), thiếu máu cục bộ hoặc sơ cứng động mạch, phù đo ứ huyết trong suy tim, hoặc dị dạng ở chân.    

Kinh tế và Tiện dụng

Vớ T.E.D.™ có hai loại hở ngón và bít ngón, đủ 27 kích cỡ và nhiều màu sắc khác nhau, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu bệnh nhân trong bệnh viện hoặc sử dụng tại nhà 24/24.

Phải đo vớ đúng quy cách và chọn vớ thích hợp với đôi chân của bạn. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để bảo quản và mang vớ lâu hơn, quan trọng nhất là phát huy tối đa tác dụng của vớ.

Hãy sử dụng vớ T.E.D.™ để bảo vệ đôi chân và sức khỏe của bạn và người thân, ngăn ngừa các bệnh lý về huyết khối và suy giãn tĩnh mạch chi dưới ngay từ hôm nay!

Y tế Hợp Lực