Dấu hiệu của bệnh suy tĩnh mạch

Menu
Background

Tin Hợp Lực

Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch

DẤU HIỆU CỦA BỆNH SUY TĨNH MẠCH

1. Nguyên nhân suy tĩnh mạch

Tùy theo vị trí và nguyên nhân, có thể chia làm 4 nhóm:

  • Nhóm dãn tĩnh mạch nguyên phát (dãn tĩnh mạch vô căn): tĩnh mạch bị dãn và dài ra, sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.
  • Nhóm dãn tĩnh mạch thứ phát: thường do viêm tĩnh mạch. Các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó tĩnh mạch bị dãn và dài ra.
  • Dãn tĩnh mạch ở người có thai: do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chén ép của tử cung.
  • Dãn tĩnh mạch bẩm sinh: do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và dò động tĩnh mạch.

2. Dấu hiệu của Suy tĩnh mạch

Bảng phân chia các mức độ bệnh theo dấu hiệu lâm sàng.

  • CO: bệnh nhân không có biểu hiện trên thăm khám lâm sàng nhưng có thể đã có xuất hiện các triệu chứng như nặng chân, mỏi chân đặc biệt là khi phải đứng lâu ngồi lâu.
  • C1: tĩnh mạch mạng nhện (<4mm)
  • C2: dãn tĩnh mạch (>4mm)
  • C3: phù chân
  • C4: biến đổi sắc tố da
  • C5: xuất hiện vết loét có khả năng tự lành tuy nhiên nếu 1hông can thiệp điều trị khả năng tái phát trong vòng 36 tháng
  • C6: vết loét tĩnh mạch hở

3. Các biểu hiện thường gặp của suy tĩnh mạch

  • Tĩnh mạch mạng nhện: tĩnh mạch dãn nhỏ nổi dưới da.
  • Dãn tĩnh mạch: những tĩnh mạch nông bị dãn và suy van tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể bị sưng cẳng chân, mắt cá hay ở đầu gối.
  • Biến đổi màu da: da biến đổi sang màu nâu. Khi nặng hơn, chúng có thể chuyển thành
  • Khi có các biểu hiện  đau chân; nặng và mỏi chân; sưng, phù; chuột rút ban đêm…. Bạn nên đến các trung tâm, cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Bác sỹ quyết định các phương pháp điều trị thích hợp nhất cho tình trạng bệnh của bạn, nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, bảo vệ sức khỏe đôi chân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

4. Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng vớ y khoa

4.1 Điều trị bằng áp lực vớ y khoa: Vớ y khoa Veinax hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng

Tạo áp lực lên chân là nguyên lý cơ bản trong việc kiểm soát bệnh lý tĩnh mạch. Vớ y khoa được thiết kế đặc biệt để có áp lực điều trị phù hợp với bệnh nhân suy tĩnh mạch. Áp lực này mạnh nhất tại cổ chân và giảm dần lên phía trên.

Áp lực này ép lên mô và giúp hỗ trợ hoạt động bơm cơ.

Hoạt động này giúp máu lưu thông bình thường trong tĩnh mạch và cải thiện tuần hoàn.

Nhờ vậy, vớ y khoa giúp giảm các triệu chứng điển hình như đau, nặng và mỏi chân.

Áp lực tạo ra bởi vớ y khoa là phương pháp hiệu quả trong những trường hợp đau, mỏi hay sưng bàn chân, mắt cá và sưng chân.Vớ y khoa cũng được sử dụng sau xơ hóa hay phẫu thuật tĩnh mạch.

4.2 Thời gian mang vớ

Y tế Hợp Lực tổng hợp.