
Báo Chí
Cảnh Giác Với Các Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường
Các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm đường huyết HbA1c cao có thể tăng nguy cơ đột quỵ, gặp các vấn đề về thị lực, các bệnh về tim mạch có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Xét nghiệm HbA1c (hay còn gọi là A1C) là xét nghiệm máu xác định mức đường huyết trung bình của cơ thể trong 2-3 tháng và nhằm cho mục đích điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ số A1C là chỉ số tương ứng với tình trạng sức khỏe như:
- Người bình thường: chỉ số dưới 5,7%.
- Người tiền tiểu đường: chỉ số từ 5,7-6,4%.
- Người mắc bệnh tiểu đường: từ 6,5% trở lên.
- Người có chỉ số từ 7% trở lên sẽ có khả năng tăng biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt, lượng đường huyết ngày càng cao sẽ làm tăng khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng như các bệnh về tim, đột quỵ, giảm thị lực, tổn thương hệ thần kinh, …..
Bệnh tim và đột quỵ
Lượng đường bệnh trong máu tăng cao sẽ có thể làm hỏng các mạch máu và các dây thần kinh kiểm soát tim, thường thấy ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, biến chứng phổ biến đó chính là bệnh mạch vành.
Nguyên nhân gây ra biến chứng đó chính là việc tích tụ các mảng bám trong thành thành động mạch vành và các mạch máu cung cấp oxy cho tim. Các mảng bám này được tạo từ cặn cholesterol, về lâu dài sẽ gây thu hẹp và giảm lưu lượng máu cho tim. Lưu lượng máu ít đến tim sẽ có thể gây ra các cơn đau tim.
Những người mắc bệnh tiểu đường có thể có nhiều khả năng mắc các bệnh khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim như: cao huyết áp, quá nhiều hàm lượng cholesterol xấu, loại chất béo trung tính cao sẽ góp phần làm cứng động mạnh.
Theo số liệu nghiên cứu, lưu lượng máu lên não giảm có thể dẫn đến đột quỵ. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ đột quỵ và tỉ lệ tử vong cao hơn các trường hợp khác.
Các vấn đề thị lực
Theo Thư Viện Y Khoa Mỹ chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương cho mắt và dẫn đến việc thị lực kém, thậm chí có thể mất thị lực vĩnh viễn. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu luôn ở mức cao theo thời gian, từ đó làm cho các mạch máu nhỏ phía sau mắt bị hỏng. Các mạch máu bị tổn thương có thể bị rò rỉ chất lỏng gây tình trạng sung tấy. Về lâu dài sẽ làm đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thậm chí là mù lòa.
Các biến chứng về mắt thường không có dấu hiệu cảnh báo. Người lớn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nên đi khám mắt trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh và nên khám thường xuyên hơn mỗi năm để nắm tình trạng bệnh của mình và ngoài ra, các bệnh nhân nên có sẵn cho mình một máy thử đường huyết ở nhà và các que test đường huyết để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu của mình hằng ngày.
Tổn thương thần kinh
Lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương các dây thần kinh, dây thần kinh sẽ có thể ngừng gửi tính hiệu đến các bộ phận khác của cơ thể chúng ta. Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh thần kinh do tiểu đường gây ra khiến người bệnh từ tê nhẹ đến đau và dần dần sẽ khiến bạn khó hoạt động bình thường. Một số bệnh thường gặp như: tổn thương dây thần kinh ngoại biên, tổn thương thần kinh tự chủ, tổn thương thần kinh gần, tổn thương thần kinh khu trú.
Các bệnh nhân bị tiểu đường cần chú ý đến các triệu chứng liên quan đến tê, buồn nôn, tay hoặc chân bị yếu để kịp thời phát hiện những nguy hiểm mà hệ thần kinh đang mắc phải.
Cách giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương thần kinh là giữ các chỉ số đường huyết ổn định.
Phòng ngừa biến chứng
Có nhiều cách quản lý và kiểm soát lượng đường trong máu để giảm chỉ số A1C và giảm nguy cơ biến chứng. dưới đây là một số gợi y cho người bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống phù hợp
Người bệnh nên ăn uống lành mạnh theo quy tắc như sau: nửa đĩa rau, ¼ chất đạm (protein) và ¼ ngũ cốc nguyên hạt. Điều này sẽ giúp duy trì chỉ số A1C ở mức hợp lý.
Một số đồ ăn nhẹ lành mạnh có thể giảm chỉ số A1C như các loại quả mọng, trứng, sữa chua, táo, … Bạn có thể hỏi các chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn uống một cách cân bằng và phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Giảm căng thẳng
Quản lý căng thẳng cũng là một điều rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe nói chung và đặc biệt có thể giúp cho những người bệnh tiểu đường. Theo như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng cấp tính có thể làm tăng sản xuất glucose và cản trở việc sử dụng glucose.
Tập thể thao thường xuyên hơn
Việc luyện tập thể dục thể thao sẽ rất có ích cho người mắc bệnh tiểu đường vì rất nhiều lý do, chẳng hạn như giảm cân, giảm stress, quan trọng nhất là việc luyện tập thể dục cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Khi bạn luyện tập, cơ bắp của bạn cần sử dụng một nguồn năng lượng và đường chính là năng lượng, khi bạn luyện tập sẽ làm giảm đường trong máu. Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường thường có cường độ luyện tập thể dục thể thao trung bình 150 phút/tuần.
Uống thuốc và kiểm tra đường huyết thường xuyên
A1C là một chỉ số quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường nhưng nó không thay thế hoàn toàn cho việc chúng ta kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà. Nếu bệnh nhân đang có một chỉ số A1C ổn định nhưng lại có các triệu chứng tăng hoặc hạ đường huyết thì nên sử dụng các máy đo chỉ số đường huyết thường xuyên hơn vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Đừng quên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để giữ cho mức đường huyết ổn định và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem Thêm: >> Bệnh Tiểu Đường Và Những Lưu Ý Trong Ngày Hè <<