Tác Dụng Hiệu Quả Của Chườm Nóng, Chườm Lạnh Trong Giảm Đau

Menu
Background

Chấn Thương Chỉnh Hình

Tác Dụng Của Chườm Nóng, Chườm Lạnh

TÁC DỤNG CỦA CHƯỜM NÓNG, CHƯỜM LẠNH

Chườm nóng, chườm lạnh là các kỹ thuật đơn giản thường được hỗ trợ điều trị các bệnh lý. Để quá trình chườm lạnh, chườm nóng đem lại hiệu quả tốt nhất người thực hiện cần theo dõi, quan sát để tránh những tai biến xảy ra như lạnh quá hay nóng quá, những tai biến này có thể gây bỏng cho bệnh nhân.

Tác dụng của chườm nóng

  • Tác dụng làm cho thân nhiệt tăng.
  • Làm giãn cơ, dây chằng và giảm kích thích thần kinh dẫn đến giảm đau.
  • Gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ, từ đó giúp quá trình liền vết thương nhanh hơn.

Tác dụng chườm lạnh

  • Giảm thân nhiệt.
  • Giảm đau do chấn thương cơ, dây chằng.
  • Tác dụng làm giảm sung huyết cục bộ.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHƯỜM NÓNG

Chườm nóng ướt

  • Độ thân nhiệt sâu hơn làm cho bắp thịt đang co cứng giãn ra, tăng tuần hoàn, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, muối khoáng, thuốc.
  • Chườm nóng ướt bằng nhiều cách như: ngâm vùng cần chườm vào nước ấm, đắp parafin nóng hoặc các loại rượu quế, hồi. Khăn gạc tẩm nước nóng trong những trường hợp: vết thương hở, nhiễm khuẩn nhẹ, u nhọt.

Chườm nóng khô

  • Độ thân nhiệt không sâu, chủ yếu để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu có tác dụng giảm đau và tăng tuần hoàn máu ngoại vi.
  • Chườm nóng khô có nhiều cách như dùng lò sưởi, chai nước nóng, gạch nướng, nước nóng đổ vào túi chườm.

Chỉ định

  • Cơn đau dạ dày, gan, thận hoặc khớp.
  • Viêm thanh quản, viêm khí quản.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng, người già khi trời rét.

Chống chỉ định

  • Viên ruột thừa.
  • Đau bụng không rõ nguyên nhân.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn nặng gây mù.
  • Viêm phúc mạc.
  • Các trường hợp xuất huyết.
  • Chấn thương 24 giờ đầu vì dễ gây chảy máu lại do giãn mạch.

Lưu ý khi chường nóng

Nhiệt độ chườm nóng

  • Chườm nóng khô: Nhiệt độ trung bình 41 - 43 độ C, nhiệt độ cao 50 - 60 độ C.
  • Chườm nóng ướt: Nhiệt độ trung bình 40 độ C, nhiệt độ cao 50 độ C.

Thời gian chườm nóng

Thời gian chườm trung bình 20 - 30 phút mỗi lần. Sau 3h mới được chườm lại lần tiếp theo bởi chườm nóng liên tục có thể làm cho da mềm, lỗ chân lông giãn ra, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn da, cơ...

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHƯỜM LẠNH

  • Khác với chườm nóng, việc chườm lạnh chỉ nên sử dụng phương pháp làm lạnh cục bộ chứ không dùng phương pháp làm lạnh toàn thân vì sẽ mang lại nhiều yếu tố rủi ro cho người bệnh. Các cách chườm lạnh thường gặp bao gồm:
  • Túi đá
  • Khăn lạnh (khăn được bọc kín trong túi nilon và để ở ngăn đá khoảng 15 phút)
  • Túi gel lạnh
  • Túi đựng rau củ đông lạnh
  • Miếng dán hạ nhiệt có tác dụng làm lạnh

Chỉ định

  • Thân nhiệt tăng cao.
  • Nhiễm khuẩn, áp xe.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp cho bệnh cường tuyến giáp.
  • Chấn thương sọ não,...

Chống chỉ định

  • Tuần hoàn cục bộ giảm hoặc bệnh nhân táo bón.
  • Thân nhiệt thấp, người già yếu.
  • Xuất huyết đường hô hấp.

Lưu ý khi chườm lạnh:

  • Không chườm lạnh ở một vùng quá 20 phút liên tiếp
  • Không chườm lạnh ở khu vực tuần hoàn kém, người bị bệnh tim không chườm lạnh ở vai trái
  • Chườm lạnh ngay sau khi chấn thương hoặc luyện tập cường độ cao
  • Khi sử dụng đá để chườm lạnh, cần bọc đá vào khăn trước khi áp lên khu vực bị tổn thương
  • Chườm lạnh lặp lại nhiều lần với những mô bị sưng hoặc đau. Tuy nhiên, bạn nên chú ý để cơ thể có khoảng nghỉ giữa các lần chườm.

Các biến chứng có thể gặp do chườm nóng, chườm lạnh

  • Chườm lạnh: Có thể làm giảm thân nhiệt xuống dưới mức bình thường đối với các bệnh nhân hôn mê, rối loạn ý thức.
  • Chườm nóng: Có thể gây bỏng da vùng chườm do nước quá nóng, thời gian chườm quá dài và không làm đúng quy trình.
  • Chườm nóng, chườm lạnh là những phương pháp trị liệu; tuy nhiên nếu không hiểu đúng mà chườm sai thì không những không hỗ trợ điều trị bệnh mà còn khiến bệnh nặng thêm.

 

Nội dung đang cập nhật...
Nội dung đang cập nhật...
Video